Case Study: Thiết kế UX của app bán đồ ăn tùy chọn thành phần nguyên liệu

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc thiết kế UI cho ứng dụng đặt đồ ăn thì sau đây sẽ là quy trình thiết kế UX cho ứng dụng thực phẩm từ bố cục, hoạt ảnh thể hiện giá trị cũng như các thẻ công thức khác nhau trong giao diện ứng dụng. Mọi người cùng tham khảo!

Dự án

Thiết kế giao diện người dùng cho một ứng dụng về nấu ăn và công thức nấu ăn

Giới thiệu

Về mục đích xây dựng ứng dụng đồ ăn tùy chọn nguyên liệu này thì nó phục vụ cho một nhóm người dùng yêu thích công việc nấu ăn. Nó sẽ bao gồm tất cả các cơ sở dữ liệu về công thức nấu ăn và được cập nhật một cách liên tục. Ngoài ra, ứng dụng còn giúp gia tăng trải nghiệm người dùng bằng cách cho phép họ tìm công thức nấu ăn dựa trên nguồn nguyên liệu mà họ hiện có tại nhà hoặc danh sách mua sắm để mua những nguyên liệu còn thiếu.

Giới thiệu về dự án Thiết kế UX của app bán đồ ăn

Giới thiệu về dự án Thiết kế UX của app bán đồ ăn

Sau đây là những tính năng cũng như ý tưởng để thiết kế ra ứng dụng này.

Những tính năng cần thiết

Tính năng cần thiết ở một ứng dụng như thế này sẽ bao gồm:

  • Thanh tìm kiếm: Giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về nguyên liệu, công thức nấu ăn.
  • Nút bộ lọc: Với tính năng này, người dùng sẽ dựa theo các yêu cầu về thành phần hoặc món ăn để tìm kiếm nguyên liệu phù hợp theo đặc tính, giá cả hay nhà phân phối…
  • Thẻ công thức: Cho phép tạo ra một công thức món ăn theo nguyên liệu được liệt kê.

Ý tưởng tuỳ chọn

Sau đây là các ý tưởng về các tùy chọn trong app:

  • Tỷ lệ nguyên vật liệu trên số lượng mà công thức yêu cầu.
  • Thời gian nấu món ăn
  • Lượng calo trong mỗi món ăn.
  • Nút “X” để ẩn công thức và hiển thị ít công thức tương tực.
  • Thêm vào danh sách mua sắm
  • Nút “thích hoặc lưu”
  • Điểm đánh giá món ăn.
  • Thành phần của món ăn
  • Liên kết trực tiếp để xem công thức.
  • Hồ sơ tác giả của công thức
  • Tính năng chia sẻ
Ý tưởng tùy chọn tính năng cho app đặt đồ ăn

Ý tưởng tùy chọn tính năng cho app đặt đồ ăn

Đưa ra vấn đề

Từ những dữ liệu thu thập được của người dùng, các nhà phát triển đã phân tích và ưu tiên những điểm có nguy cơ gây ra sự quá tải màn hình. Trên cơ sở dữ liệu phân tích, những tình huống mà người dùng tạo ra để xác định thông tin nào về bữa ăn trong công thức được coi là quan trọng nhất.

Giải pháp: Lợi ích và khó khăn

Khi thiết kế ra ứng dụng này, các nhà thiết kế đã phải tìm ra một số tùy chọn để có thể trình bày thẻ công thức hiệu quả với dữ liệu cốt lõi trong không gian hạn chế của một màn hình di động. 

Sau đó, họ xem xét và đưa thông tin rằng thẻ công thức trình bày yếu tố tương tác chính ở trong ứng dụng này và quyết định cuối cùng là phải dựa trên sự cân bằng giữa logic và cảm xúc. Thử nhiều cách khác nhau, nhà thiết kế xác định ba tùy chọn khác nhau về nội dung và kiểm soát bố cục.

Chi tiết bổ sung – vị trí bộ lọc

Bộ lọc sẽ cho phép người dùng có thể sắp xếp danh sách công thức nấu ăn từ đó áp dụng các cài đặt có sẵn ví dụ như cài đặt “nấu ăn” chỉ hiển thị theo các công thức nấu ăn dựa trên thành phần sẵn có. Ngoài ra, bộ lọc còn có thể tùy chỉnh một cách thủ công với bảng điều khiển được đặt dưới cùng của màn hình để thuận tiện hơn cho thao tác tay.

Có thể thấy, khi thiết kế ứng dụng, đặc biệt là UX của app thì không phải ai cũng xem xét các vấn đề liên quan đến cảm xúc của người dùng. NGày nay, hầu hết các nhà thiết kế đều tập trung vào cải thiện tính năng tuy nhiên khi cảm xúc của người dùng trở thành ưu tiên hàng đầu thì mọi người sẽ cần phải tạo ra các chi tiết để làm hài lòng họ hơn.

Bizfly App – Dịch vụ thiết kế app chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu

Thông tin liên hệ:

  • Số điện thoại: 1900 63 64 65
  • Địa chỉ: Tầng 17, Center Building, 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Email: sale@bizfly.vn