Root máy điện thoại là một hành động ưa thích của không ít người dùng đam mê khám phá các sản phẩm điện thoại thông minh. Vậy cụ thể hành động root là gì? Việc thực hiện thao tác này có những tác động nào lên các thiết bị điện thoại di động? Chúng ta cùng tìm hiểu về thao tác root máy là gì nhé!
Khái niệm root máy
Root là hành động can thiệp trực tiếp vào hệ thống phần mềm của máy để giành quyền truy cập gốc, tùy chỉnh và thay đổi các tính năng so với tập tin gốc ban đầu, vượt qua rào cản bảo mật được tích hợp trên sản phẩm ngay từ lúc xuất xưởng của nhà sản xuất. Khi root điện thoại được thực hiện thành công, đồng nghĩa với việc bạn đã làm chủ điện thoại và có thể tùy chỉnh thiết bị theo nhu cầu, và sở thích riêng của mình.
Xem thêm:
- Chip Helio G95 ngang với Chip Snapdragon nào? Chip MediaTek Helio G95 có tốt không?
- Cách kiểm tra màn hình iPhone chính hãng đơn giản và chuẩn xác
Có nên thực hiện root hay không?
Nếu bạn là người dùng có nhu cầu sử dụng một chiếc điện thoại nguyên bản, thích sự ổn định, bền bỉ và những gì nhà sản xuất tích hợp sẵn đủ phục vụ bạn trong công việc thì việc root máy là thao tác không nên và hoàn toàn không cần thiết.
Còn nếu bạn là người muốn làm chủ điện thoại, muốn tiến hành chỉnh sửa và tùy biến các chức năng theo nhu cầu sử dụng của bản thân thì việc root máy có thể đáp ứng. Các bản ROM có thể giúp gia tăng hiệu năng, xem mật khẩu WiFi, xóa các tính năng mặc định, cá nhân hóa để chiếc điện thoại trở nên phù hợp và bắt mắt hơn và thêm các tính năng mới lạ hoàn toàn có thể được tùy chỉnh dễ dàng nhờ quá trình root máy.
Như vậy, chúng ta nên căn cứ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng điện thoại thực tế của mình mà cân nhắc có nên thực hiện thao tác root máy hay không. Để giúp người dùng dễ dàng đưa ra quyết định root máy hay không chính xác nhất thì hãy cùng mình tham khảo chi tiết các lợi ích và hậu quả có thể gặp phải trong quá trình root điện thoại được nêu ra bên dưới đây.
Lợi ích và hậu quả nếu thực hiện thao tác root máy
Lợi ích
Tối ưu tốc độ, gia tăng bộ nhớ: Có những ứng dụng nhà sản xuất tích hợp sẵn vào trong máy mà không phục vụ cho nhu cầu của bạn, cũng không thể xóa bỏ chúng. Việc root máy giúp bạn xóa đi những ứng dụng không cần thiết, tải những ứng dụng khác phù hợp hơn, giúp cải thiện tốc độ và gia tăng không gian lưu trữ cho điện thoại.
Thay đổi giao diện hiển thị: Việc thay đổi giao diện hiển thị, icon hay font chữ theo ý muốn giúp thiết bị của bạn được cá nhân hóa toàn diện.
Chặn các nội dung quảng cáo: Sau khi root máy, các nội dung quảng cáo gây phiền nhiễu trong quá trình bạn sử dụng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Gia tăng thời lượng sử dụng: Từ việc xóa đi các ứng dụng không cần thiết sẽ cho phép tối ưu dung lượng pin mà thiết bị tiêu thụ.
Hậu quả
- Mất hỗ trợ bảo hành: Vì can thiệp trực tiếp vào hệ thống được thiết lập sẵn từ phía nhà sản xuất nên điện thoại của bạn sau khi root sẽ bị mất hỗ trợ bảo hành.
- Dễ bị xâm nhập: Việc root máy có thể làm khả năng bảo mật của thiết bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các tài khoản sẽ trở nên dễ bị tấn công bởi và đánh cắp thông tin cho phục vụ cho các mục đích xấu của tin tặc.
- Điện thoại có thể gặp phải các tình trạng như giật, lag, hoạt động bất thường hoặc giảm hiệu suất xử lý nếu bản ROM không có chất lượng tốt.
- Nếu quá trình root máy không thành công, có thể làm cho chiếc điện thoại của bạn mất khả năng sử dụng hoàn toàn.
Lưu ý trước khi tiến hành root điện thoại
Một số điều cần lưu ý trước khi người dùng tiến hành root điện thoại bao gồm:
- Bảo hành: Việc root điện thoại nên được thực hiện một cách tối ưu đối với những sản phẩm điện thoại đã không còn được hỗ trợ thời gian bảo hành chính hãng từ nhà sản xuất, để tránh mất quyền lợi khi mua mới thiết bị.
- Bảo mật: Giống như hầu hết các các ứng dụng khác, Google Wallet (ứng dụng ví điện tử thanh toán trực tuyến) cũng rất dễ bị đánh cắp các thông tin như mã PIN và trực tiếp gây ảnh hưởng không nhỏ. Sự suy giảm của các tính năng bảo mật là một đánh đổi khá lớn của người dùng khi thực hiện root máy.
- Khuyến cáo từ nhà sản xuất: Các sản phẩm di động được nhà sản xuất tung ra thị trường hầu hết đều được nhà sản xuất khuyến cáo người dùng không nên tự ý can thiệp vào các file hệ thống trên thiết bị của họ.
- Hiện tượng Brick xảy ra: Hiện tượng này được định nghĩa một cách đơn giản là làm cho điện thoại Android mất hết các chức năng được tích hợp từ cơ bản đến các tiện ích thông minh khi quá trình root thiết bị không thành công. Vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ ràng các quy trình, bạn nên tham khảo thao tác từ những người đã thực hiện root thành công trên thiết bị tương tự.
- Xu hướng: Với sự phát triển không ngừng của nền tảng hệ điều hành Android nhằm tối ưu trải nghiệm trên điện thoại, hầu hết người sử dụng đã từ bỏ việc root điện thoại như trước đây.
Tổng kết
Đến đây, hẳn bạn rõ về khái niệm root là gì và có nên thực hiện việc root điện thoại Android hay không. Việc root điện thoại thì mang đến rất nhiều ưu điểm được đánh giá cao, những nó cũng có thể làm cho điện thoại của bạn bị phá hủy hoàn toàn. Hy vọng với bài viết trên đã giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu thông tin tham khảo về việc root máy trước khi đưa ra quyết định có thực hiện quá trình này.