Thời điểm gần đây tình trạng lừa đảo thông qua các hình thức gọi video trên các thiết bị công nghệ cao đã trở nên rất phổ biến. Để nâng cao hiểu biết cho mọi người và cũng như để phòng tránh các hiện tượng lừa đảo trên không gian mạng. Cùng đi tìm hiểu về các nội dung cuộc gọi video lừa đảo hiện nay nhé!
5 dấu hiệu nhận biết lừa đảo qua video call
Thời lượng diễn ra cuộc gọi ngắn
Một đặc điểm nổi bật để người dùng có khả năng nhận biết được các cuộc gọi video lừa đảo đó là thời lượng của những cuộc gọi này đều cực kỳ ngắn chỉ diễn ra từ vài giây và thường không đến quá 1 phút.
Chất lượng cuộc gọi không đảm bảo
Khi một cuộc gọi video lừa đảo được thực hiện thì phần lớn chúng thường có chất lượng cực kỳ thấp, bạn có thể dễ dàng quan sát thấy được các chi tiết bị mờ, bị vỡ nét của hình ảnh. Ngoài ra chất lượng của tín hiệu âm thanh cũng sẽ rất thấp có thể âm thanh bị rè hoặc lẫn nhiều các tạp âm từ môi trường xung quanh, thường cực kỳ ồn.
Âm thanh với hình ảnh không được đồng bộ
Vì là một cuộc gọi deepfake nên khi thực hiện bạn có thể nhận thấy phần tiếng và phần hình của cuộc trò chuyện sẽ không diễn ra đồng nhất đồng bộ với nhau. Có thể là tín hiệu tiếng đi trước hình hoặc tín hiện hình ảnh đi trước và chúng không ăn khớp với nhau như các cuộc gọi bình thường.
Khuôn mặt khi gọi video bị đơ
Những cuộc gọi có nội dung lừa đảo thì phần hiển thị khuôn mặt của người gọi sẽ trông không tự nhiên, khuôn mặt bị đơ khi nói chuyện và có thể trông rất khác thường. Thậm chí màu da và màu nền của cuộc cuộc gọi được hiển thị một cách giả tạo không có sự đồng bộ.
Thường xuyên ngắt máy sớm do tín hiệu yếu
Sau khi thực hiện cuộc gọi được một khoảng thời gian nhất định thì bạn sẽ nhận được thông báo rằng tín hiệu yếu đây là một yếu tố dễ nhận thấy để đánh giá xem xét nó là cuộc gọi có nội dung lừa đảo.
Cảnh giác với ứng dụng Deepfake trong cuộc gọi lừa đảo
Dựa trên tệp tin chứa nội dung hình ảnh khuôn mặt, giọng nói của một người ở ngoài đời,
Deepfake sẽ sử dụng công nghệ thuật toán để có thể tái tạo lại khuôn mặt và giọng nói của một người khác, sau đó tạo ra các nội dung video giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.
Thông qua mạng việc sử dụng mạng internet, các đối tượng lừa đảo thực hiện thu thập hình ảnh, giọng nói của người dùng, sử dụng công nghệ Deepfake để có thể tạo các nội dung ảnh động, hoặc video giả mạo người dùng đang nói chuyện trực tuyến với cùng các đặc điểm khuôn mặt, âm thanh giọng nói và cách xưng hô một cách khá giống.
Cách các đối tượng lừa đảo thường sử dụng là tạo lập được tài khoản giả mạo trên mạng xã hội sử dụng trùng thông tin và ảnh đại diện với người dùng, kết bạn với nạn nhân trong danh sách bạn bè, tiến hành nhắn tin vay tiền theo kịch bản được chuẩn bị trước.
Để tạo lòng tin với nạn nhân, bọn lừa đảo thường truyền tải Deepfake video sẵn có lên các kênh video call, khiến nạn nhân nhận ra hình ảnh, giọng nói của người quen và nhanh chóng bị dụ dỗ chuyển tiền theo mong muốn của đối tượng lừa đảo.
Các lực lượng công an thành phố Hà Nội cũng thông tin thêm, với công nghệ Deepfake hiện nay, video giả mạo có độ chính xác tương đối cao, rất khó để nạn nhân cảnh giác phân biệt thật giả.
Tuy nhiên, video do đối tượng lừa đảo tạo sẵn thường có chứa các nội dung rất chung chung, không phù hợp với ngữ cảnh thực tế giao tiếp như người sử dụng bình thường, có thể khiến nạn nhân cảnh giác, phát hiện.
Để che lấp được các khuyết điểm trong video trên, các đối tượng thường tạo ra video với chất lượng âm thanh khó nghe, hình ảnh sẽ không rõ nét giống như trên các cuộc gọi video có tín hiệu chập chờn được thực hiện trong các khu vực phủ sóng yếu. Đây là thủ đoạn lừa đảo tinh vi và được áp dụng khá nhiều thời gian gần đây.
Công an thành phố Hà Nội khuyến nghị mọi người nên nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ nội dung tin nhắn, cuộc gọi video với nội dung vay tiền qua các nền tảng ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay. Người dùng cần bình tĩnh khi nhận được bất kỳ nội dung tin nhắn, cuộc gọi video với nội dung vay tiền qua nền tảng mạng xã hội, hãy chủ động gọi điện thoại hoặc liên lạc trực tiếp cho người thân để xác minh tính chính xác của thông tin bạn vừa nhận được.
Trường hợp phát hiện những nghi vấn đối tượng giả mạo người thân của bạn trên các nền tảng mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản. Bạn cần tiến hành báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất để được hỗ trợ kịp cũng như để ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng lừa đảo theo quy định pháp luật hiện nay.
Xem thêm:
Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng thông minh hiện nay
Với các đồ dùng thiết bị thông minh hiện nay hầu hết chúng đều có tích hợp với nền tảng sử dụng kết nối mạng internet. Cho nên bạn luôn cần phải đề cao cảnh giác khi sử dụng các thiết bị đồ dùng thông minh. Với các loại thiết bị có khả năng truy cập mạng, thực hiện chụp ảnh quay camera thì bạn cần đặc biệt chú ý, tránh đưa các thông tin cá nhân của mình lên các nền tảng mạng xã hội.
Việc đăng tải các hình ảnh thông tin cá nhân… Lên các trang mạng xã hội khác nhau, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội có độ bảo mật không cao, thì việc bị đánh cắp các thông tin cá nhân của bạn sẽ rất dễ dàng xảy ra. Vì vậy bạn cũng nên hạn chế sử dụng các nền tảng mạng xã hội mới, chưa có sự đánh giá tin cậy cao.
Trên đây là các nội dung liên quan đến tình trạng cuộc gọi video lừa đảo. Nhìn chung thì các hình thức lừa đảo công nghệ cao hiện nay đã rất phổ biến, và dưới rất nhiều dạng hình thức khác nhau biến chuyển không ngừng. Cho nên cách tốt nhất để tránh bị lừa là các bạn nên tự có ý thức cảnh giác, trước các thông tin vay mượn, khi chưa thể thực hiện xác thực tính chính xác của người vay.